Mọi Thứ Bạn Cần Biết Về Chứng Chỉ TEFL Và Chứng Chỉ TESOL

Bạn có đam mê trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh? Bạn mong muốn truyền niềm yêu thích với môn học tiếng Anh đến học sinh của mình qua từng bài học?

Hiện tại, bạn có thể đang cân nhắc giữa chứng chỉ TEFL và TESOL - chứng chỉ nào áp dụng cho vị trí công việc bạn muốn làm ở những nơi bạn muốn đến?

Chứng chỉ TEFL là gì? Chứng chỉ TESOL là gì?

TEFL (Teaching English as a Foreign Language) là chứng chỉ dành cho những ai muốn dạy tiếng Anh tại các quốc gia không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính.

Chứng chỉ này linh hoạt, thường được cung cấp dưới hình thức học online hoặc kết hợp, với thời lượng phổ biến từ 120 giờ trở lên. TEFL phù hợp với những người mới bắt đầu và mong muốn giảng dạy tại châu Á, Trung Đông hoặc Nam Mỹ.

TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) là chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh quốc tế, có phạm vi rộng hơn (cả quốc gia nói tiếng Anh và không nói tiếng Anh) cho các cá nhân mong muốn trở thành giáo viên dạy tiếng Anh tại đất nước mà ngôn ngữ này không phải là tiếng mẹ đẻ, ví dụ như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, v.vv..

Phân biệt chứng chỉ TEFL và TESOL

1. Định nghĩa:

TEFL: Giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ, dành cho người học ở tất cả các quốc gia không nói tiếng Anh.

Ví dụ: Người có chứng chỉ TEFL có thể dạy tiếng Anh tại các nước châu Á, châu Phi, Bắc Âu, Thụy Sĩ và Hà Lan...

TESOL: Giảng dạy tiếng Anh cho học viên tại các nước mà ngôn ngữ này không phải là tiếng mẹ đẻ (ở các nước nói tiếng Anh và không nói tiếng Anh)

Ví dụ: Người có chứng chỉ TESOL có thể dạy tiếng Anh tại gần như tất cả các nước trên thế giới như châu Á hay thậm chí các nước nói tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày như Mỹ, Anh, New Zealand…

2. Đối tượng học viên:

TEFL: Học viên không sử dụng tiếng Anh trong môi trường sống hàng ngày

TESOL: Người học không nói tiếng Anh bản ngữ, bao gồm cả những học viên quốc tế đang sinh sống tại các nước nói tiếng Anh.

3. Phạm vi áp dụng:

TEFL: Chủ yếu dành cho giảng dạy ở các quốc gia không dùng tiếng Anh như ngôn ngữ chính (ví dụ: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản...)

TESOL: Phạm vi rộng hơn, có thể dạy cả ở các nước nói tiếng Anh (Mỹ, Canada, Úc) và các nước khác

4. Cơ quan cấp chứng nhận:

TEFL: Không thuộc 1 tổ chức duy nhất mà được cấp bởi nhiều tổ chức giáo dục quốc tế uy tín:

  • University of Cambridge (Anh).
  • Trinity College London (Anh).
  • Cơ quan Quản lý Chứng chỉ và Kỳ thi Anh (Ofqual)
  • Cơ quan kiểm định và công nhận chất lượng giáo dục từ xa của Hoa Kỳ (DEAC)…

TESOL: Không thuộc 1 tổ chức duy nhất mà được cấp bởi nhiều tổ chức giáo dục và đào tạo uy tín trên thế giới:

  • TESOL International Association (Hiệp hội quốc tế TESOL).
  • Cambridge Assessment English (Hội đồng khảo thí tiếng Anh thuộc Đại học Cambridge).
  • Trinity College London (Anh).
  • International Language Teaching Services (ILTS).
  • TAFE (Technical and Further Education).

5. Yêu cầu đầu vào:

TEFL: Tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ tiếng Anh đạt Cambridge Proficiency hoặc IELTS 7.5.

TESOL: Đạt 1 trong 3 điều kiện sau:

  • Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành tiếng Anh.
  • Có chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ khác tương đương nếu tốt nghiệp đại học/cao đẳng các chuyên ngành khác.
  • Đạt tối thiểu 6.0 IELTS bài test đầu vào nếu không thuộc hai nhóm đối tượng ở trên.

6. Thời hạn chứng chỉ:

  • TEFL: Không có thời hạn
  • TESOL: Vô thời hạn

7. Chi phí:

TEFL: từ 1,500 – 1,800 USD cho khóa học kéo dài 4 tuần.

TESOL:

  • Khóa học 120 giờ: 420.47 USD
  • Khóa học 140 giờ: 607.77 USD
  • Khóa học 190 giờ: 802.67 USD 
  • Khóa học 350 giờ: 1,146.68 USD

Cơ hội nghề nghiệp

1. TEFL:

  • Trợ giảng cho các trung tâm tiếng Anh.
  • Nhân viên trại tiếng Anh tại Anh, Hà Lan.
  • Giáo viên tiếng Anh trực tuyến & trực tiếp tại Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản…

2. TESOL:

Chứng chỉ TESOL là một yêu cầu phổ biến khi ứng tuyển vào các vị trí giảng dạy tiếng Anh quốc tế. Thậm chí tại một số nước như Việt Nam, chứng chỉ này còn là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên.

Không chỉ trong lĩnh vực giáo dục, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc liên quan đến tiếng Anh: như giảng dạy tiếng Anh cho nhân viên trong công ty/doanh nghiệp, phiên dịch tiếng Anh, gia sư, trợ giảng cho giáo viên bản xứ, v.vv.. hay chọn làm Freelancer.

 

Nếu bạn cảm thấy hứng thú với những hoạt động này và mong muốn trở thành một nhà giáo trong tương lai thì hãy tự tin đăng ký học tập tại Trung Tâm Anh Ngữ Quốc Tế USC.


Trung Tâm Anh Ngữ và Tư Vấn Du Học Quốc Tế USC
Địa chỉ: Building USC - 236-238-240-242 Hoà Hưng, P.13, Q.10, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@usc.edu.vn
Hotline: 098 95 98 251 - (028) 6264 3648

Các tin khác

Thư viện hình ảnh