Chàng trai đạt 9.0 IELTS sau 8 lần thi

Nguyễn Thanh Lộc, quản lý học thuật tại một trung tâm ngoại ngữ ở TP HCM, đạt 9.0 IELTS trong đợt thi cuối năm ngoái. Trong đó, điểm kỹ năng Đọc và Nghe đạt 9.0, Nói và Viết cùng đạt 8.5.

Thanh Lộc thi IELTS lần đầu hồi lớp 11 và đạt 6.5. Gắn bó với công việc dạy kèm từ ngày theo học ngành Ngôn ngữ Anh ở Đại học Ngoại ngữ - Tin học (HUFLIT), đến nay, Lộc đã thi 8 lần. Song đây là lần đầu tiên, anh đạt 9.0.

"Khi nhìn thấy con số 9.0 overall, mình không thốt nên lời", chàng trai 26 tuổi nhớ lại.

Lộc đã nhiều lần đạt điểm tuyệt đối ở kỹ năng Nghe. Chia sẻ kinh nghiệm, anh cho hay thường nghe podcast ở tốc độ gấp 1,25-1,5 lần bình thường để rèn phản xạ, đồng thời giúp nhanh chóng bắt kịp nếu vô tình bỏ lỡ một đoạn trong bài.

Lộc đặc biệt chú ý phần 4 trong bài. Đây thường là một đoạn bài giảng hoặc thuyết trình, đòi hỏi phải nghe chi tiết, nên anh luyện tập bằng cách nghe rồi chép chính tả, sau đó tự thuật lại để hiểu sâu, mở rộng vốn từ.

Thanh Lộc thừa nhận trước đây đuối ở kỹ năng Đọc. Sau nhiều lần thi, điểm của Lộc vẫn duy trì ở mức 7.5. Lần này, anh cải thiện bằng cách tóm tắt, cố gắng hiểu thông tin theo từng phần nhỏ để tránh bị rối, thay vì đọc ngay cả bài. Lộc thấy như vậy hữu ích với dạng Matching Heading, yêu cầu chọn tiêu đề phù hợp với ý chính của từng đoạn.
Lộc đã nhiều lần đạt điểm tuyệt đối ở kỹ năng Nghe. Chia sẻ kinh nghiệm, anh cho hay thường nghe podcast ở tốc độ gấp 1,25-1,5 lần bình thường để rèn phản xạ, đồng thời giúp nhanh chóng bắt kịp nếu vô tình bỏ lỡ một đoạn trong bài.

Lộc đặc biệt chú ý phần 4 trong bài. Đây thường là một đoạn bài giảng hoặc thuyết trình, đòi hỏi phải nghe chi tiết, nên anh luyện tập bằng cách nghe rồi chép chính tả, sau đó tự thuật lại để hiểu sâu, mở rộng vốn từ.

Thanh Lộc thừa nhận trước đây đuối ở kỹ năng Đọc. Sau nhiều lần thi, điểm của Lộc vẫn duy trì ở mức 7.5. Lần này, anh cải thiện bằng cách tóm tắt, cố gắng hiểu thông tin theo từng phần nhỏ để tránh bị rối, thay vì đọc ngay cả bài. Lộc thấy như vậy hữu ích với dạng Matching Heading, yêu cầu chọn tiêu đề phù hợp với ý chính của từng đoạn.Lộc đã nhiều lần đạt điểm tuyệt đối ở kỹ năng Nghe. Chia sẻ kinh nghiệm, anh cho hay thường nghe podcast ở tốc độ gấp 1,25-1,5 lần bình thường để rèn phản xạ, đồng thời giúp nhanh chóng bắt kịp nếu vô tình bỏ lỡ một đoạn trong bài.

Lộc đặc biệt chú ý phần 4 trong bài. Đây thường là một đoạn bài giảng hoặc thuyết trình, đòi hỏi phải nghe chi tiết, nên anh luyện tập bằng cách nghe rồi chép chính tả, sau đó tự thuật lại để hiểu sâu, mở rộng vốn từ.

Thanh Lộc thừa nhận trước đây đuối ở kỹ năng Đọc. Sau nhiều lần thi, điểm của Lộc vẫn duy trì ở mức 7.5. Lần này, anh cải thiện bằng cách tóm tắt, cố gắng hiểu thông tin theo từng phần nhỏ để tránh bị rối, thay vì đọc ngay cả bài. Lộc thấy như vậy hữu ích với dạng Matching Heading, yêu cầu chọn tiêu đề phù hợp với ý chính của từng đoạn.

Với dạng True/False/Not Given, yêu cầu thí sinh xác định thông tin đúng, sai hay không được đề cập, Lộc thường loại trừ phương án False trước, sau đó mới xác định True hay Not Given.

Trong quá trình ôn luyện, anh đặt ra áp lực về thời gian, chẳng hạn phải hoàn thành bài trong 45 phút thay vì 60, đồng thời đọc báo tiếng Anh mỗi ngày để mở rộng vốn từ và hiểu biết về nhiều lĩnh vực.

"Chẳng hạn, nhờ từng đọc về 'niche market' (thị trường ngách) trước đó, mình tự tin hơn khi gặp chủ đề này trong hôm thi và hoàn thành bài trong 50 phút", Lộc kể.

Với kỹ năng Nói, Lộc tiếc nuối vì giảm từ 9.0 xuống 8.5 so với lần thi trước. Anh nhìn nhận lý do là quá tập trung phản biện, ít dùng từ nối, làm ảnh hưởng đến độ trôi chảy và sự đa dạng về ngữ pháp.

Trong quá trình ôn luyện, Lộc chú ý đào sâu từ vựng theo chủ đề, mở rộng ý và đưa ví dụ thực tế để thể hiện sự hiểu biết. Đồng thời, anh ôn tập theo nhóm chủ đề, như khi học về phương tiện giao thông thì sẽ tổng hợp các đề liên quan để có cái nhìn tổng quát.

Phần 3 của bài thi Nói yêu cầu thí sinh trả lời câu hỏi biện luận mở rộng. Lộc áp dụng tư duy đa chiều (Dimensional Thinking) để phân tích toàn diện.

Anh nhận thấy nhiều thí sinh lầm tưởng rằng nói càng nhanh thì càng lưu loát, hay dùng càng nhiều từ "đao to búa lớn" thì điểm càng cao và càng "giống Tây". Thực tế, những điều này có thể khiến họ mắc lỗi ở trọng âm và nhấn câu hay diễn đạt thiếu tự nhiên.

Do đó, Lộc gợi ý người thi nói chậm rãi, nhấn âm cuối và ngắt câu hợp lý để cải thiện ngữ điệu, cũng như điểm số. Để sử dụng từ vựng chính xác, họ không những cần biết nghĩa, mà còn phải hiểu cách dùng, bối cảnh để ứng dụng phù hợp.

Nhìn lại quá trình ôn luyện IELTS, Thanh Lộc cho rằng đọc tin tức và nghe podcast mỗi ngày rất hiệu quả.

Các tin khác

Thư viện hình ảnh
Video